Đông y nhìn nhận khoai tây như một loại... cây thuốc. Chẳng hạn sách Đông y viết: "Củ khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, tiêu viêm. Dùng chữa bệnh đau bụng, khó tiêu, viêm loét dạ dày, viêm tuyến nước bọt, say nắng, sốt... Liều dùng hàng ngày 10-50g hoặc hơn.
Các chất dinh dưỡng có trong khoai tây có thể sánh ngang được với sữa bò. Hàm lượng vitamin C trong khoai tây cao gấp 2 lần táo tây gọt vỏ. Chất xơ trong khoai tây mềm, không kích thích niêm mạc dạ dày, có thể dùng để điều trị chứng vị quá nhiều gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày và hành tá tràng.
Ngoài ra, khoai tây còn có tác dụng chữa chứng táo bón và mẩn ngứa. Khoai tây giàu kali có thể đề phòng chứng đột quỵ. Mỗi tuần, mỗi người nên ăn từ 3-4 củ khoai tây sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Khi bị bỏng nhẹ, bạn có thể luộc khoai tây, bóc lấy vỏ, đắp mặt trong vỏ lên vết bỏng rồi dùng gạc thấm nước muối băng lại. Làm như vậy, vết bỏng sẽ nhanh khỏi, không để lại sẹo.
Hoa khoai tây chữa bệnh tăng huyết áp, và là nguyên liệu chiết rutin để chữa bệnh. Không dùng quả và mầm củ khoai tây vì có độc.